Trong cuộc họp của Ủy ban Tài chính bền vững và phát triển Trung Quốc vào ngày 21/5 do Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc chủ trì, đại diện chính phủ nước này đã khẳng định sẽ cấm đào và giao dịch Bitcoin.
Theo bản tin đăng trên cổng thông tin điện tử của chính phủ Trung Quốc, việc cấm Bitcoin là một trong ba nhiệm vụ mà chính phủ nước này đưa ra với các cơ quan quản lý tài chính. Theo đó, nhiệm vụ đặt ra là giảm và kiểm soát các nguy cơ tài chính.
Bên cạnh những biện pháp như cảnh báo sớm về nguy cơ tài chính, chấn chỉnh hoạt động của các định chế tài chính nhỏ và vừa, ông Lưu Hạc yêu cầu ngừng hoạt động các mỏ đào Bitcoin và hành vi giao dịch đồng tiền số này tại quốc gia tỷ dân.
Từ năm 2017, Trung Quốc đã cấm giao dịch Bitcoin và các loại tiền mã hóa. Đó là lý do không có sàn giao dịch lớn nào đặt trụ sở tại Trung Quốc. Ngày 18/5, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc nhắc lại những quy định mà nước này đã áp dụng từ lâu để cảnh báo về rủi ro khi giao dịch, đầu tư vào tiền mã hóa. Chợ Phú Nhuận
Trong khi đó, Trung Quốc vẫn là quốc gia đóng góp lớn nhất vào mạng lưới đào Bitcoin toàn cầu. Theo số liệu của đại học Cambridge, tới tháng 4 các trang trại Bitcoin ở Trung Quốc chiếm tới 65% hiệu suất toàn cầu. Trong đó, Tân Cương, Tứ Xuyên và Nội Mông là những khu vực đóng góp nhiều mỏ đào coin nhất.
Tuy nhiên, nhiều khu vực tại Trung Quốc đã hạn chế đào Bitcoin vì tiêu thụ quá nhiều năng lượng, gây ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường. Từ tháng 3, lãnh đạo khu tự trị Nội Mông đã chính thức cấm các doanh nghiệp đào coin. Chợ Phú Nhuận
Theo Financial Times, lãnh đạo Nội Mông còn thiết lập đường dây nóng để người dân có thể gọi đến báo cáo khi thấy các mỏ đào Bitcoin hoạt động.
Tác động môi trường của việc đào Bitcoin là rất lớn. Vào tháng 4, nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Nature Communications kết luận các trang trại khai thác Bitcoin tại Trung Quốc sẽ thải ra 130 triệu tấn khí thải carbon vào năm 2024, cao hơn khí thải của toàn bộ Cộng hòa Séc.